1. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis Cerana)
Các loài ong này đã được nuôi ở các nước châu Á từ hàng nghìn năm. Chúng phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Ong Apis Cerana khác nhau nhiều về kích thước cơ thể, lỗ tổ, lượng mật dự trữ và một số đặc tính khác.
Ong Apis Cerana luôn xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông góc với mặt đất, tổ của chúng được xây ở những nơi kín đáo như trong hốc cây, hốc đá… Vì đặc điểm này mà người châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộp vuông rỗng.
Ở Việt Nam, ong Châu Á cũng đã được người dân nuôi từ hàng nghìn năm nay, chủ yếu là nuôi trong các đõ ong. Cũng như một số nước trên thế giới, đến nay ở nước ta đã chuyển loài ong này sang nuôi trong thùng có cầu di động, do đó mà năng suất mật tăng lên đáng kể. Hiện tại Việt Nam có khoảng 180.000 đàn ong nội địa trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năng suất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/ năm.
2. Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)
Ong mật Châu Âu – Apis Mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm, chúng có tới 24 phân loài. Loài ong này được nuôi rộng rãi ở khắp các châu lục.
Ong ngoại xây tổ giống như ong nội địa Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số lượng ong đông nên tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này khá hiền.
Vào đầu những năm 1960 Việt Nam đã nhập 200 đàn ong Ý (Apis Mellifera Lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Sau gần nửa thế kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng…) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm.
Hiện giờ nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.
Tuy vậy nuôi ong Ý đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao, đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.
3. Ong ruồi (Apis Florea)
Còn gọi là Ong Hoa. Loài ong này có kích thước nhỏ nhất trong các giống Apis, chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ong chúa dài khoảng 13mm, ong thợ 7-8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm.
Ở nước ta ong Apis Florea có hai phân loài là ong ruồi bụng đỏ và ong ruồi bụng đen.
Ong ruồi bụng đỏ (Apis florea): Loại ong này xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ ra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, còn phần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quấn phủ bằng 3-4 lớp ong thợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong ruồi bụng đỏ có thể chia ra thành vài đàn từ một đàn đông. Chúng rất dễ bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi, thiếu thức ăn và gặp kẻ thù nguy hiểm.
Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 – l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế.
Ở một số nơi người ta khai thác mật ong Apis Florea bằng cách cắt riêng phần mật để lấy, còn phần nhộng và ấu trùng buộc trả lại đàn ong. Như vậy có thể thu hoạch mật 2 – 3 lần từ 1 tổ.
Ong ruồi bụng đỏ có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Nam.
Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis): Loại ong này có đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và phân bố tương tự ong ruồi bụng đỏ, nhưng kích thước cơ thể của chúng nhỏ hơn một chút, phần lưng bụng có màu đen, trong khi ong Apis Florea có màu hung đỏ. Ong ruồi bụng đen dữ hơn ong ruồi bụng đỏ.
Lượng mật dự trữ của ong ruồi bụng đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rất thấp, ít được người nuôi quan tâm.
4. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)
Còn có tên gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á vì chúng có kích thước lớn nhất trong các giống ong mật. Ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa dài hơn ong thợ một chút. Bụng ong thợ có màu nâu vàng, chiều dài vòi hút là 6,68mm.
Ong Khoái xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc dưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 – 0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn, chứa ấu trùng và nhộng. Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong Apis Cerana mà nằm rải rác xen lẫn lỗ ong thợ. Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng có thể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37 độ C. Ong Khoái lấy mật rất chăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đàn.
Mùa chia đàn của ong Apis Dorsata trùng với mùa chia đàn của ong nội Apis Cerana, trước mùa chia đàn chúng xây 300 – 400 lỗ ong đực và 5 – 10 mũ chúa ở dưới bánh tồ. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 16 – 20 ngày, ong chúa 13 – 13,5 ngày, ong đực 20 – 23,5 ngày. Từ một đàn có thể chúng tự chia ra vài đàn bay đi.
Ong Khoái vô cùng hung dữ và chúng có bản năng bảo vệ tổ rất tốt, có tới 80 – 90% ong thợ đậu ở ngoài bảo vệ. Khi bị kẻ thù tấn công, chúng bay ra hàng trăm con cùng lúc để lao vào kẻ thù và đuổi kẻ thù xa vài trăm mét.
Ở Việt Nam, Ong Khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, và nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừng tràm ngập nước.
Khai thác mật Ong Khoái là việc rất khó vì chúng vô cùng hung dữ. Người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Người dân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong Apis Dorsata rất độc đáo, có một không hai trên thế giới. Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật, bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.
Ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La người ta thấy một loại ong có cấu tạo và tập tính giống ong Khoái, đó là Ong Đá (Apis Laboriosa). Chúng xây tổ trên các vách đá. Kích thước cơ thể của Ong Đá to hơn Ong Khoái, phần lưng bụng ong thợ có màu đen và sọc trắng.
5. Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)
Ngoài các loài ong mật Apis, ở Việt Nam còn có một số loài ong làm mật. Đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi kẻ thù để tấn công.
Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis. Cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.
Ở nước ta, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Năng suất mật của loài này không cao nhưng mật của nó rất quý.
Các loài ong này đã được nuôi ở các nước châu Á từ hàng nghìn năm. Chúng phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Ong Apis Cerana khác nhau nhiều về kích thước cơ thể, lỗ tổ, lượng mật dự trữ và một số đặc tính khác.
Ong Apis Cerana luôn xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông góc với mặt đất, tổ của chúng được xây ở những nơi kín đáo như trong hốc cây, hốc đá… Vì đặc điểm này mà người châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộp vuông rỗng.
Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis Cerana)
Ở Việt Nam, ong Châu Á cũng đã được người dân nuôi từ hàng nghìn năm nay, chủ yếu là nuôi trong các đõ ong. Cũng như một số nước trên thế giới, đến nay ở nước ta đã chuyển loài ong này sang nuôi trong thùng có cầu di động, do đó mà năng suất mật tăng lên đáng kể. Hiện tại Việt Nam có khoảng 180.000 đàn ong nội địa trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năng suất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/ năm.
2. Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)
Ong mật Châu Âu – Apis Mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm, chúng có tới 24 phân loài. Loài ong này được nuôi rộng rãi ở khắp các châu lục.
Ong ngoại xây tổ giống như ong nội địa Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số lượng ong đông nên tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này khá hiền.
Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)
Vào đầu những năm 1960 Việt Nam đã nhập 200 đàn ong Ý (Apis Mellifera Lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Sau gần nửa thế kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng…) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm.
Hiện giờ nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.
Tuy vậy nuôi ong Ý đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao, đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.
3. Ong ruồi (Apis Florea)
Còn gọi là Ong Hoa. Loài ong này có kích thước nhỏ nhất trong các giống Apis, chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ong chúa dài khoảng 13mm, ong thợ 7-8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm.
Ở nước ta ong Apis Florea có hai phân loài là ong ruồi bụng đỏ và ong ruồi bụng đen.
Ong ruồi (Apis Florea)
Ong ruồi bụng đỏ (Apis florea): Loại ong này xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ ra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, còn phần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quấn phủ bằng 3-4 lớp ong thợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong ruồi bụng đỏ có thể chia ra thành vài đàn từ một đàn đông. Chúng rất dễ bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi, thiếu thức ăn và gặp kẻ thù nguy hiểm.
Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 – l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế.
Ở một số nơi người ta khai thác mật ong Apis Florea bằng cách cắt riêng phần mật để lấy, còn phần nhộng và ấu trùng buộc trả lại đàn ong. Như vậy có thể thu hoạch mật 2 – 3 lần từ 1 tổ.
Ong ruồi bụng đỏ có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Nam.
Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis): Loại ong này có đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và phân bố tương tự ong ruồi bụng đỏ, nhưng kích thước cơ thể của chúng nhỏ hơn một chút, phần lưng bụng có màu đen, trong khi ong Apis Florea có màu hung đỏ. Ong ruồi bụng đen dữ hơn ong ruồi bụng đỏ.
Lượng mật dự trữ của ong ruồi bụng đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rất thấp, ít được người nuôi quan tâm.
Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis)
4. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)
Còn có tên gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á vì chúng có kích thước lớn nhất trong các giống ong mật. Ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa dài hơn ong thợ một chút. Bụng ong thợ có màu nâu vàng, chiều dài vòi hút là 6,68mm.
Ong Khoái xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc dưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 – 0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn, chứa ấu trùng và nhộng. Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong Apis Cerana mà nằm rải rác xen lẫn lỗ ong thợ. Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng có thể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37 độ C. Ong Khoái lấy mật rất chăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đàn.
Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)
Mùa chia đàn của ong Apis Dorsata trùng với mùa chia đàn của ong nội Apis Cerana, trước mùa chia đàn chúng xây 300 – 400 lỗ ong đực và 5 – 10 mũ chúa ở dưới bánh tồ. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 16 – 20 ngày, ong chúa 13 – 13,5 ngày, ong đực 20 – 23,5 ngày. Từ một đàn có thể chúng tự chia ra vài đàn bay đi.
Ong Khoái vô cùng hung dữ và chúng có bản năng bảo vệ tổ rất tốt, có tới 80 – 90% ong thợ đậu ở ngoài bảo vệ. Khi bị kẻ thù tấn công, chúng bay ra hàng trăm con cùng lúc để lao vào kẻ thù và đuổi kẻ thù xa vài trăm mét.
Ở Việt Nam, Ong Khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, và nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừng tràm ngập nước.
Khai thác mật Ong Khoái là việc rất khó vì chúng vô cùng hung dữ. Người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Người dân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong Apis Dorsata rất độc đáo, có một không hai trên thế giới. Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật, bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.
Ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La người ta thấy một loại ong có cấu tạo và tập tính giống ong Khoái, đó là Ong Đá (Apis Laboriosa). Chúng xây tổ trên các vách đá. Kích thước cơ thể của Ong Đá to hơn Ong Khoái, phần lưng bụng ong thợ có màu đen và sọc trắng.
5. Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)
Ngoài các loài ong mật Apis, ở Việt Nam còn có một số loài ong làm mật. Đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi kẻ thù để tấn công.
Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)
Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis. Cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.
Ở nước ta, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Năng suất mật của loài này không cao nhưng mật của nó rất quý.