10 điều thú vị về loài ong

Ong có đến hơn 20.000 chủng, tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp.

Theo tờ World Bee Day, một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ này. Chúng cung cấp thực phẩm chất lượng cao (mật, phấn hoa, sữa ong chúa) và loạt chế phẩm hỗ trợ y tế cùng các ngành công nghiệp khác (sáp, keo hay nọc ong mật...).

Từ bao đời nay, ong được mệnh danh là một trong những "công nhân" siêng năng nhất hành tinh, lao động vì người khác. 



Các chuyên gia trên các chuyên trang quốc tế về ong chỉ ra 10 điều thú vị về loài vật này:

1. Loài thụ phấn "siêu quan trọng"

Theo WWF, gần 90% loài thực vật hoang dã và 75% cây trồng toàn cầu phụ thuộc vào quá trình thụ phấn của ong.

"Một phần ba sản lượng lương thực của con người phụ thuộc hoàn toàn vào việc thụ phấn của loài vật có cánh bé nhỏ", trang này viết.

Cụ thể, cây trồng được thụ phấn có giá trị gấp 5 lần so với loài không thụ phấn.

2. Tập tính sống thành đàn

Ong là loài vật có tính xã hội cao, thường sống thành từng đàn. Các thành viên của "hợp tác xã" này được chia thành ba loại gồm:

Ong chúa: chịu trách nhiệm sinh sản trong đàn. Nó cũng tạo ra các chất hóa học hướng dẫn hành vi của các cá thể ong khác.

Ong đực: có trách nhiệm giao phối với ong chúa để duy trì giống nòi. Chúng sẽ sống trong tổ suốt mùa xuân và mùa hè, rồi chết ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuổi thọ trung bình của ong đực khoảng 55 ngày.

Ong thợ: là ong cái nở ra từ trứng thụ tinh của ong chúa. Chúng có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn gồm: phấn hoa, mật hoa; làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Thành viên này là loài duy nhất bay bên ngoài tổ ong.

3. Ong chúa có thể được thay thế

Nếu ong chúa chết, người nuôi có thể tạo ra một "nữ hoàng" mới.

"Họ sẽ chọn một ấu trùng non và cho nó ăn sữa ong chúa để phát triển thành ong chúa mới", theo trang Natgeokids.



4. Ong có bốn cánh

Nhiều người vẫn nghĩ loài ong chỉ có hai cánh, nhưng sự thật chúng có đến bốn (hai cánh trên lớn và hai cánh ở dưới nhỏ) chia đều mỗi bên.

Khi bay, cánh trước và cánh sau gắn chặt nhau bằng cách sử dụng một hàng móc nhỏ.

Ngoài công dụng giúp làm mát tổ, làm bay hơi nước trong mật hoa, loài vật này còn sử dụng đôi cánh của mình để giao tiếp với các thành viên khác trong đàn.

5. Tốc độ bay nhanh

Khi bay đến nguồn thực phẩm, tốc độ tối đa của ong thợ khoảng 21-28 km/h và 17 km/h khi bụng chúng chứa đầy mật hoa, phấn hoa hoặc keo ong.

6. Khứu giác nhạy cảm

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia công bố trên tạp chí "Nghiên cứu bộ gen", ong mật có 170 thụ thể mùi trong râu của chúng. Do đó, chúng thường dùng râu để xác định vị trí những bông giàu phấn hoa. Ong cũng sử dụng khứu giác để xác định vị trí của những con ong khác.

7. Ong thợ có tuổi thọ ngắn

Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Nếu ra đời vào mùa xuân hoặc hè, các "công nhân chăm chỉ" này có cuộc sống ngắn ngủi trong 6-7 tuần bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Trong lúc này, chúng có thể tiết ra khoảng một phần mười hai thìa cà phê mật ong.


8. Ong chúa sống rất lâu

Theo Buzza Bout Bees, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2.000-3.000 trong một ngày.

Ong chúa có thể sống 3-4 năm hoặc 6 năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe.

9. Nhảy để giao tiếp

Ong mật có một động tác nhảy được gọi là "vũ điệu lắc lư". Trang WFF cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sussex (Anh) đã mất đến hai năm nghiên cứu điệu nhảy này.

Theo các chuyên gia, thực ra đó không phải là động tác khiêu vũ, mà là cách giao tiếp thông minh giữa loài vật này. Khi một con ong thợ quay về tổ, nó sẽ di chuyển theo hình số tám và lắc lư để để thông báo với đồng đội phải đi đâu để tìm nguồn thức ăn tốt nhất.

10. Nguy cơ tuyệt chủng

Loài vật này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng rất lớn. Tờ Science Daily cho biết nghiên cứu của nhóm nhà khoa học tại Đại học Ottawa (Mỹ) cho thấy quần thể ong vò vẽ sống sót đã giảm trung bình hơn 30%.

Những nguyên nhân dẫn đến sự việc này là môi trường sống của chúng đang bị xâm chiếm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu, bệnh và ký sinh trùng của ong.

Theo Ngôi Sao

Các công dụng thần kỳ từ mật ong

Mật ong không chỉ là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ăn uống mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như làm đẹp, tăng cường trí nhớ, chữa bỏng,..

Mật ong là phần chất ngọt do ong mật góp nhặt trong các bông hoa. Khác với đường trắng tinh luyện, mật ong được xếp vào loại chất làm ngọt tự nhiên, chứa nhiều chất chống oxy hóa hữu ích và đặc tính kháng khuẩn rất có lợi cho sức khỏe trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cũng như làm đẹp.

Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe

Được biết đến như là một gia vị ngọt trong nấu ăn, thế nhưng nguyên liệu tự nhiên này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và một số thành phần khác có tác dụng chữa bệnh.

1. Chữa ho khan, ho đờm từ mật ong
Chữa ho bằng mật ong là một cách trị ho dân gian mà rất nhiều người đã áp dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc mật ong hấp lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước thái nhỏ cho vào chén. Đổ mật ong ngập và mang cách thủy hoặc hấp cơm. Sau khi chin bạn tán nhuyễn và ăn. Cách trị ho bằng mật ong và lá hẹ rất hiệu quả nếu bạn đang có đờm hay cảm cúm nữa.

Bài thuốc mật ong quất: Chọn 3-4 quả quất xanh rửa sạch, cho vào 1 cái chén nhỏ, đổ mật ong ngập quất và hấp trong nồi cơm (hoặc hấp cách thủy) khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong có thể uống trực tiếp, từ từ để nước mật trôi xuống họng là dịu và giảm ho. Hoặc bạn có thể pha với nước ấm và dầm nát quả quất ra. Uống ngày 2 lần sau bữa cơm hoặc sáng tối để nhanh hết ho.

Tỏi ngâm mật ong: Bóc tỏi cho vào hũ thủy tinh sạch sau đó đổ mật ong lên ngập đậy nắm kín, ngâm khoảng ngoài 1 tháng là có thể dùng. Ngâm càng lâu càng dễ ăn. Cứ khi nào ho thì bỏ ra ăn mỗi lần 1 tép, tần suất 1-2 lần mỗi ngày, 2 ngày là khỏi.



2. Chữa bỏng
Từ xa xưa, mật ong đã được dùng như môt loại thuốc giúp chữa lành vết bỏng và ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ tác dụng khử trùng, giảm sưng nề viêm tấy. Bên cạnh đó, dung dịch ngọt ngào này còn có thể rút ngắn thời gian phục hồi của da sau khi bị tổn thương bởi nhiệt độ cao cũng như không để lại quá nhiều sẹo so với các cách điều trị khác.

Nếu không may bị bỏng bạn chỉ cần bôi trực tiếp mật ong lên vết bỏng rồi dùng gạc mỏng băng lại, thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi vết thương khô và lên da non là được.

3. Tăng cường trí nhớ nhờ chất acetylcholine
Các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ sau mãn kinh sử dụng mật ong trong vài tuần có những kết quả khả quan trong việc cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, mật ong cũng mang lại tác dụng tương tự đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

4. Ngăn ngừa trào ngược dạ dày – thực quản
Trong bài viết trên tạp chí British Medical Journal, GS Mahantayya V Math thuộc Đại học Y ở Kamothe (Ấn Độ) đã khẳng định: “Mật ong với độ kết dính gần 126 lần cao hơn độ kết dính của nước – phủ kín thành đường tiêu hóa, tạo rào cản ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản”.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Mật ong có chỉ số đường huyết thấp hơn đường mía và có thể giữ cho đường huyết trong máu ở mức ổn định, do đó các bác sĩ khuyến khích thay thế mật ong thay cho đường phụ gia thông thường bạn đang sử dụng.

6. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nếu nói đến các loai thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa thì không thể bỏ qua mật ong. Đây là loại thực phẩm giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên rất hiệu quả cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan, chẳng hạn như ung thư thận, ung thư phổi…

7. Làm dịu bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường khiến người mắc phải ngứa và đau ở khu vực hậu môn cũng như gây nên hiện tượng xuất hiện máu trong phân. Ngoài sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định, bạn còn có thể áp dụng một vài biện pháp làm dịu đi tình trạng bệnh tại nhà như bôi lên vùng bị tổn thương hỗn hợp gồm dầu ô liu và mật ong. Phương pháp này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng chảy máu, đau, ngứa khiến bạn khó chịu.

8. Tác dụng chữa lành vết thương
Các bác sĩ đã nói rằng mật ong có thể khử trùng và làm lành vết thương nhanh chóng, đồng thời giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của chúng. Thực phẩm này cũng hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn chống lại thuốc kháng sinh hoặc tình trạng lở loét thời gian dài sau khi trải qua quá trình phẫu thuật hoặc bị bỏng.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng mật ong để điều trị vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, vì đôi khi loại thực phẩm này lại làm chậm quá trình hồi phục.

9. Làm dịu tình trạng bệnh vẩy nến
Vẩy nến là một tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến ở da. Bệnh gây ra hiện tượng đỏ, lở loét, ngứa, thậm chí là tổn thương nghiêm trọng. Nhiều người sẽ điều trị vẩy nến bằng kem thoa có chứa corticosteroid hoặc vitamin D nhưng mật ong lại có thể đem đến hiệu quả mà bạn sẽ bất ngờ. Sử dụng hỗn hợp mật ong, dầu ô liu sẽ giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa cũng như tình trạng tấy đỏ.

10. Giảm ngứa ở bệnh Herpes
Khi bị nhiễm virus Herpes, bạn sẽ cảm thấy vùng da quanh khu vực sinh dục và miệng bị lở loét kèm theo việc xuất hiện các nốt mụn nước. Hãy dùng mật ong để đắp lên vết thương và rửa đi sau 30 phút, tình trạng khó chịu, ngứa ngáy có thể giảm đi rất nhiều đấy.

Những công dụng làm đẹp từ mật ong

Sau đây là một số bí quyết làm đẹp bằng mật ong mà bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà cùng một số thành phần tự nhiên khác.

1. Mật ong giúp trị mụn trứng cá hiệu quả
Mật ong đem lại nhiều lợi ích làm đẹp tuyệt vời cho các chị em phụ nữ. Tính kháng khuẩn và kháng nấm của mật ong có thể ngăn chặn vi khuẩn hình thành mụn trứng cá. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm cũng sẽ làm dịu tình trạng sưng đỏ và kích ứng da.

Cách làm: Đắp một ít mật ong nguyên chất lên vùng da bị mụn trứng cá và ngồi chờ trong 10–15 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm. Bạn cũng có thể thử một số công thức làm mặt nạ mật ong trị trứng cá kết hợp với với các nguyên liệu khác như dâu tây, đường, nghệ…

2. Làm mờ vết thâm
Các thành phần trong mật ong như chất chống oxy hóa, enzyme và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp làm sạch và dưỡng ẩm làn da. Ngoài ra, sự kết hợp của mật ong và baking soda còn có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp hồi phục các tế bào mới và từ đó khiến làn da trông rạng rỡ hơn.

Cách làm: Bạn trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng baking soda. Sau đó, bạn làm ướt da và nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên trên da mặt hoặc cơ thể theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn rửa sạch với nước.

3. Mật ong giúp dưỡng ẩm và làm trắng da
Mật ong là một chất dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm hoàn toàn tự nhiên, có tác dụng hút ẩm từ không khí và thấm sâu vào da. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa và vitamin C là hai thành phần giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

Cách làm: Sau khi rửa sạch và làm khô da mặt, bạn nên lấy khoảng 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, thoa đều lên da và giữ trong 15–20 phút. Sau đó, bạn rửa sạch bằng nước ấm.

4. Mật ong còn có tác dụng làm sạch lỗ chân lông
Các enzyme trong mật ong nguyên chất có tác dụng làm sáng da và giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ. Bên cạnh đó, tính chất kháng khuẩn của mật ong kết hợp cùng dầu dừa cũng có thể ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, từ đó tránh mụn trứng cá và sự mất cân bằng chất dinh dưỡng trong da.

Cách làm: Bạn trộn 1 muỗng canh mật ong tươi với 2 muỗng canh dầu dừa cho đến khi hòa tan đều. Sau đó, thoa lên da mặt đã được rửa sạch sẽ và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Bạn nên nhớ tránh bôi ở vùng quanh mắt. Cuối cùng, bạn rửa sạch bằng nước ấm.

5. Tẩy tế bào chết cho da
Các thành phần trong mật ong như chất chống oxy hóa, enzyme và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp làm sạch và dưỡng ẩm làn da. Bên cạnh đó, do có chứa axit alpha hydroxy, axit malic… mà thần dược này còn được dùng để tẩy da chết cho môi rất hiệu quả. Ngoài ra, sự kết hợp của mật ong và baking soda còn có tác dụng tẩy tế bào chết, giúp hồi phục các tế bào mới và từ đó khiến làn da trông rạng rỡ hơn.

Cách làm: Bạn trộn 2 muỗng canh mật ong với 1 muỗng baking soda. Sau đó, bạn làm ướt da và nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên trên da mặt hoặc cơ thể theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn rửa sạch với nước.

6. Làm dầu xả tóc từ mật ong
Các enzyme và chất dinh dưỡng trong mật ong nguyên chất sẽ giúp cho mái tóc trở nên bóng mượt và dày hơn. Ngoài ra, khi kết hợp với dầu dừa, nó cũng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc và làm mịn lớp biểu bì trên da đầu, mang lại một mái tóc rực rỡ và óng mượt như mong muốn.

Cách làm: Bạn trộn 1 muỗng canh mật ong nguyên chất với 2 muỗng dầu dừa. Sau đó, bạn thoa đều lên 2/3 mái tóc phía dưới đã được làm ướt, bắt đầu từ dưới ngọn lên trở lên. Cuối cùng, bạn giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa sạch.

7. Chăm sóc tóc bóng mượt
Mái tóc phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, việc duỗi, ép, sấy, nhuộm màu và những tác động bên trong cơ thể do thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng tóc. Vì vậy, tóc thường hay bị chẻ ngọn, xơ rối và gãy rụng. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nhờ đến đặc tính dưỡng ẩm của mật ong giúp điều hòa và duy trì độ ẩm cho mái tóc. Thêm vào đó, mật ong còn rất hiệu quả trong việc củng cố nang tóc để mái tóc trở nên chắc khỏe và bóng mượt hơn.

Cách làm: Bạn trộn 1 thìa mật ong với lượng dầu gội đầu vừa đủ mà bạn dùng hằng ngày. Sau đó, bạn gội đầu và làm sạch mái tóc như bình thường.

8. Giảm cân hiệu quả từ mật ong
Ngoài công dụng làm đẹp da, chăm sóc tóc và dưỡng môi thì thần dược này còn được dùng để hỗ trợ quá trình giảm mỡ bụng, giúp lấy lại vóc dáng gọn gàng và quyến rũ.

Mật ong có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da và sức khỏe. Thông thường để giảm cân bằng mật ong, bạn có thể thực hiện theo hai cách:

Mật ong và nước ấm: dùng mật ong nguyên chất pha với nước ấm uống hàng ngày và tập thể dục đều đặn sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng mơ ước;

Mật ong và chanh: dùng mật ong với nước cốt chanh pha với nước ấm uống hàng ngày thay nước lọc sẽ giúp bạn sở hữu làn da mịn màng, vòng eo săn chắc.

Trà gừng mật ong: cho vài lát gừng vào ly nước nóng, đợi khoảng 30 phút để gừng tiết ra hết các tinh chất. Sau đó cho thêm mật ong vào khuấy đều rồi thưởng thức. Sử dụng khoảng 2 – 4 ly trà gừng mật ong mỗi ngày trước bữa ăn là cách giảm cân cực kì hiệu quả.


Mật ong là một nguyên liệu dễ tìm nhưng rất an toàn và phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Tác dụng của mật ong đối với sức khỏe đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu sử dung mật ong không đúng cách vẫn sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác nhau.

Con người sẽ chết sau 4 năm sau khi loài ong biến mất.

Nhà vật lý đại tài Albert Einstein đã từng nối rằng, con người sẽ chết sau 4 năm sau khi loài ong biến mất.
Mặc dù không có dữ liệu khoa học để chứng minh tính chính xác của câu nói này, nhưng sự biến mất của loài ong không hoàn toàn là không có căn cứ. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu những con ong thực sự biến mất và phong trào "cứu ong" trong những năm gần đây đã trở nên rất phổ biến.
Mặc dù những con ong hiện tại không ở bên bờ vực tuyệt chủng song số lượng ong trên Trái Đất đã giảm một cách nhanh chóng. Trong những năm từ 2007-2016, số lượng ong trên toàn thế giới đã giảm 89%.

Einstein đã từng dự đoán rằng sự phát triển của con người sẽ đẩy nhiều sinh vật đứng trước bờ vực diệt của sự vong, trong đó ong chính là loài chịu tác động mạnh mẽ nhất.


Tại sao chúng ta cần ong?
Loài ong đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, chúng thụ phấn cho hầu hết các loại thực vật trên thế giới. Không có ong, nông dân không thể sản xuất rau quả.
Ví dụ điển hình, bông là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và loại cây này lại cần ong để thụ phấn.
Hơn thế nữa, cứ ba loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày thì lại có một loại có liên quan mật thiết với loài ong.

Ngoài việc giúp con người sản xuất thức ăn, loài côn trùng thông minh này còn thụ phấn cho 80% thực vật trên thế giới. Không có chúng, thực vật sẽ không phát triển, và có thể bạn chưa biết, một đàn ong có thể thụ phấn 300 triệu bông hoa mỗi ngày.

Tại sao số lượng ong giảm?
Mùa đông năm 2018, loài ong bị đe dọa trên toàn cầu. Khoảng 40% số đàn ong ở Hoa Kỳ đã chết.
Còn ở Anh thì tỷ lệ này là hơn 50%. Không dừng tại đó, nhiều quốc gia cũng ghi nhận các trường hợp ong chết hàng loạt ở khu vực châu Âu, nhất là sau thế chiến II.
Lý do chính là nông nghiệp và đô thị hóa đã làm mất môi trường sống tự nhiên của loài ong, biến đổi khí hậu, sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, đồng thời rệp và virus cũng là những yếu tố quan trọng khiến cho số lượng ong trên toàn thế giới giảm sút.

Vào tháng 2 năm 2019, một nghiên cứu toàn cầu cho thấy số lượng côn trùng trên hành tinh của chúng ta đang giảm nhanh chóng với tốc độ 2,5% mỗi năm. Nếu điều này tiếp diễn, dự kiến ​​sẽ không còn bất kỳ loài côn trùng nào con tồn tại trên Trái Đất cho đến năm 2119.
Điều gì xảy ra nếu những con ong bị tuyệt chủng?
Nếu tất cả những con ong trên hành tinh này biến mất, nó sẽ không trực tiếp gây ra sự tuyệt chủng đối với nhân loại, nhưng dân số toàn cầu sẽ gặp rất nhiều rắc rối cũng như khó khăn trong cuộc sống, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến một loạt nạn đói bởi vì nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn sẽ không thể phát triển khi không được ong thụ phấn.
Một số loại hạt và đậu sẽ biến mất mãi mãi vì chúng không thể phát triển và duy trì mà không có ong, những loại quả như việt quất và anh đào cũng bị ảnh hưởng bởi chúng dựa vào ong để thụ phấn và các thực phẩm khác như bơ, táo, dâu tây, bưởi, dưa, dưa chuột và đậu xanh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bò sử dụng thực vật thụ phấn làm nguồn thức ăn chính, một khi ong biến mất, bò sẽ mất nguồn thức ăn và con người theo đó cũng sẽ mất đi nguồn sữa và thịt bò. Hơn thế nữa, những loại thuốc mà con người sử dụng có thành phần từ các loài hoa cũng sẽ dần khan hiếm bởi sự vắng mặt của loài ong, đồng thời chim và động vật có vú nhỏ sẽ biến mất khi những con ong bị tuyệt chủng.

Chúng ta nên bảo vệ ong như thế nào?
Hiện tại, các cơ quan bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu liên quan đến cái chết của ong.
Bảo vệ môi trường sống hoang dã của ong và thúc đẩy sự sinh sản của ong tốt hơn cũng nhận được sự quan tâm lớn.

Nhiều công ty khởi nghiệp toàn cầu đã tham gia hành động cứu ong và đang làm một số việc rất thú vị, chẳng hạn như: "Bee Lab" có trụ sở tại California đã phát triển một loại thức ăn cho ong có tên "BioPatties", rất giàu men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của ong, công ty "Bee Hero" của Israel đã phát minh ra một cảm biến theo dõi sức khỏe của ong.
Do đó, những con ong nhỏ thực sự quan trọng đối với con người chúng ta, vì vậy chúng ta phải bảo vệ chúng.

Thế giới sẽ ra sao nếu không còn loài ong?

Loài ong đã sống trên Trái đất từ 100 triệu năm nay. Loài vật này quen thuộc đến mức hầu như ai cũng nghĩ rằng chúng sẽ sống mãi mãi. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nhà khoa học lên tiếng báo động về tình trạng suy thoái, thậm chí nguy cơ tuyệt chủng của loài ong và, nếu đúng như thế, đây sẽ là một thảm họa đối với nhân loại. Hành tinh của chúng ta sẽ ra sao nếu không có loài ong ? Hôm nay chúng ra sẽ nghe ý kiến của hai nhà nghiên cứu Pháp Yves Le Conte và Lionel Garnery, trả lời RFI Pháp ngữ vào đầu tháng 4/2018.

Yves Le Conte hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp INRA, chi nhánh Avignon và cũng là giám đốc Đơn vị nghiên cứu về ong và môi trường, tác giả một cuốn sách về bảo vệ loài ong, vừa được xuất bản tại Pháp. Còn Lionel Garnery là nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học CNRS, giáo sư Đại học Versailles Saint-Quentin-en-Yvelines, đồng thời là chuyên gia di truyền học của loài ong đen.

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Chúng sống theo đàn, trong thiên nhiên hay trong các tổ ong nhân tạo. Mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc, chặt chẽ, rõ ràng. Ong được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,...

Nhưng loài ong cũng có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái vì chúng tham gia vào việc thụ phấn cho các loài thực vật, như các loại côn trùng khác, nếu không muốn nói là có vai trò quan trọng nhất.

Thế mà, từ vài năm nay, số phận của loài ong gây lo ngại ngày càng nhiều, với tỷ lệ tử vong lên tới từ 30 đến 35%, thậm chí lên tới 50% vào mùa đông. Đến mức mà các nhà khoa học lo ngại cho sự tồn vong của loài côn trùng này.

Vậy những nguyên nhân gì khiến loài ong có nguy cơ bị tận diệt như vậy ? Nhà nghiên cứu Yves Le Conte giải thích :

"Nguyên nhân quan trọng nhất là những thay đổi của môi trường chung quanh những con ong. Nền nông nghiệp ngày càng mang tính thâm canh, khiến cho không gian của loài ong ngày càng bị thu hẹp. Tiếp đến là việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, cho dù giới nuôi ong đã quyết liệt chống. Các nhà khoa học chúng tôi nay đều nhận thấy rằng thế hệ thuốc trừ sâu mới đang gây tác hại vô cùng nặng nề cho sự tồn vong của loài ong, như chất neonicotinoide. Những chất này không giết ngay, mà giết từ từ những con ong. Bây giờ, giới chính trị, các hiệp hội phải nỗ lực vận động để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp".

Một yếu tố khác đe dọa đến loài ong là những vật ký sinh, như Varroa destructor, theo lời ông Le Conte :

"Varroa destructor là một loại acari, giống như một con cua nhỏ biết hút máu. Trong một đàn ong có thể có hàng ngàn varroa destructor, chúng sinh sôi nảy nở và cuối cùng tiêu diệt cả đàn ong. Hiện nay chúng ta có thể dùng hóa chất để chống varroa, hoặc là hóa chất tổng hợp, hoặc là những hợp chất mang tính hữu cơ (bio) hơn, nhưng nếu không chữa trị đàn ong thì chúng cũng sẽ chết. Có thể là về ngắn hạn thì không được, nhưng về dài hạn thì phải làm sao mà chúng ta có thể chọn lọc được những con ong có thể kháng cự những vật ký sinh như varroa".

Nhưng theo lời nhà nghiên cứu Lionel Garnery, nguy cơ bị tận diệt của loài ong là do tổng hợp nhiều yếu tố :

"Chúng ta đã nói về hai nguyên nhân quan trọng nhất, nhưng nếu tách riêng ra thì hai nguyên nhân này không thể giải thích được sự tiêu hao của loài ong. Đúng hơn đó là do sự phối hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên dĩ nhiên đó là những loài ký sinh như varroa, nhưng thật ra varroa chỉ là vật chủ trung gian mang virus. Tức là có rất nhiều nhân tố lây nhiễm đe dọa loài ong.

Nguyên nhân cũng là do tác động của con người lên cây trồng với quy mô lớn, đất canh tác không còn đa dạng về môi trường, tức là không còn đa dạng về phấn hoa, hậu quả là nguồn protein, nguồn vitamin cho loài ong giảm đi, khiến chúng không còn đủ khả năng để kháng cự lại những nhân tố tác hại khác.

Như vậy, chính sự tổng hợp của toàn bộ nhân tố khiến cho loài ong bị tiêu hao nhiều như vậy. Biến đổi khi hậu cũng là một trong những nhân tố đó. Yếu tố này khiến loài ong bị rối loạn, người nuôi ong cũng vậy, vì họ phải thay đổi cách nuôi. Riêng tôi thì chủ trương một cách nuôi mang tính thiên nhiên nhiều hơn, tức là làm sao cho các đàn ong dần dần tự thích ứng với những nhân tố đó, qua việc để cho tiến trình chọn lọc tự nhiên tác động nhiều hơn".

Để chống những loài ký sinh, ta cũng có thể tuyển chọn những con ong gọi là "ong vệ sinh", theo giải thích của nhà nghiên cứu Le Conte :

"Giống ong "vệ sinh" có thể tự bảo vệ chống varroa, một loại acari sống ký sinh, vẫn là hiểm họa số một của ong. Ong "vệ sinh" là những "nữ công nhân" có khả năng phát hiện những lỗ tổ ong đang bị varroa sống bám vào, rồi móc sạch lỗ tổ ong đó, để ngăn chận varroa gây tổn hại cho ong. Tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Nông nghiệp, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều về đặc tính đó của giống ong "vệ sinh". Chúng tôi muốn đề nghị cho những người nuôi ong một phương pháp đơn giản để giúp họ kiểm tra xem các lỗ tổ ong có "vệ sinh" không và tăng cường khả năng chống varroa của các tổ ong".

Tuy rằng loài ong sống rất thọ, tức là trên nguyên tắc khó bị tận diệt, nhưng theo nhà nghiên cứu Garnery, vấn đề chính là nằm ở tác động con người :

"Vấn đề là sự chuyển biến của xã hội con người, là tác động của con người lên đa dạng sinh thái. Cho dù có biến đổi khí hậu, nếu chúng ta cứ để cho thiên nhiên tự tác động, thì cũng sẽ có những con ong sống sót. Chúng đã từng sống sót qua nhiều thời kỳ băng hà ở châu Âu. Vấn đề ở chỗ loài ong có nhiều lợi ích kinh tế, nên bị con người chi phối. Nếu con người cản trở khả năng kháng cự tự nhiên của loài ong, nguy cơ tận diệt của chúng sẽ lớn hơn".

Về phần nhà nghiên cứu Le Conte, ông cảnh báo về việc một số người dự tính những phương cách để thay thế những vai trò loài ong, như thể họ nghĩ rằng sự diệt vong của loài côn trùng này là điều khó tránh khỏi :

"Tôi có biết được thông tin rằng, nhất là tại Hoa Kỳ, một số nhà nghiên cứu dự định sử dụng các "máy bay không người lái" bằng ong, một loại "ong robot" để sau này có thể thay thế cho những con ong thật. Nghe qua có vẻ thú vị, nhưng về mặt công nghệ, đây là một dự án không tưởng và điều này cũng cho thấy là con người quá tự mãn.

Suy cho cùng, chúng ta đang cần và vẫn sẽ cần đến loài ong. Có những loài cây trái cần đến ong để thụ phấn. Nếu loài ong mất, đi chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề về canh tác, về sản xuất thực phẩm cho chúng ta.

Mặt khác, có một điều chưa ai nói đến, đó là trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây cỏ sống hoàn toàn cần đến loài ong trong việc thụ phấn. Nếu chúng ta loại trừ một giống ong nào chuyên giúp thu phấn cho một loại cây nào đó, thì cây đó sẽ chết".

Theo nhà nghiên cứu Le Conte, hậu quả của sự diệt vong của loài ong không chỉ rất nặng nề về mặt thực phẩm, mà sự diệt vong này còn là biểu tượng của sự suy thoái một trường nghiêm trọng:

"Tôi nghĩ là chúng ta sẽ không chết đói vì có rất nhiều loại cây trái không cần đến loài côn trùng để thụ phấn, mà chỉ cần có gió, nhưng chắc chắn là nếu không còn loài ong, chúng ta sẽ mất đi một số loại rau quả và điều này rõ ràng là sẽ gây nhiều khó khăn cho nhân loại.

Đây là một tín hiệu báo động rằng chúng ta phải ngăn chận nguy cơ, vì nếu con người lại có thể phá hủy những thứ đó, thế giới coi như tiêu tùng. Cần phải xem sự tồn tại của loài ong như là một cái ngưỡng không nên vượt qua, mà trái lại phải tìm đủ mọi cách để bảo vệ chúng. Bảo vệ loài ong có nghĩa là bảo vệ môi trường chung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta cũng đang ăn những thứ có thuốc trừ sâu, hít thở không khí nhiễm thuốc trừ sâu. Chúng ta phải ngăn chận nguy cơ đó".

Xây nhà gạch nuôi ong Dú thu hàng trăm triệu đồng

Đề tài “Kỹ thuật nuôi ong Dú khai thác mật, phấn hoa, sáp ong” của ông Lê Duy Vũ (xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh) vừa đạt giải Ba tại Hội thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VII (2016 - 2017).

Ông Lê Duy Vũ trong nhà nuôi ong Dú của mình
Năm 1999, tình cờ có một đàn ong đến trú ngụ trong nhà ông Vũ. Sau khi tìm hiểu, ông mới biết đây là ong Dú và quyết định nhân rộng đàn ong vì mục đích kinh tế. Để phát triển đàn ong, ông Vũ đã đi nhiều nơi để tìm và đặt mua từ những người thợ săn ong. Sau gần 3 năm, ông đưa về được hơn 100 đàn ong Dú. Ông chuyển các đàn ong vào thùng nuôi, đặt rải rác trong vườn. Thời gian đầu, do chưa nắm được đặc tính, kỹ thuật chăm sóc nên số lượng ong nuôi tại vườn không duy trì được. Trải qua nhiều khó khăn, đến năm 2006, ông bắt đầu đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi ong Dú.
So với các giống khác như ong ruồi, ong mật…, ong Dú có kích cỡ nhỏ hơn, chỉ bằng 1/2 đến 2/3; tính hiền, ít chích đốt, không gây nguy hiểm cho người. Mật ong Dú có màu cánh gián, ăn có vị ngọt, hơi chua và rất thơm. Năm 2011, ông Vũ quyết định quy hoạch lại khu nuôi ong. Ông xây hai dãy nhà gạch kiên cố để tạo chỗ ở ổn định cho ong. Theo thiết kế, diện tích mỗi nhà 2 x 13 mét, xây dựng bằng gạch ống, không cần tô trát. Ông chia ô để đặt thùng nuôi bằng ván lên, mỗi thùng cách nhau 50 cm, miệng thùng hướng ra ngoài. Việc nuôi ong dú trong nhà giúp đàn ong tránh được những nguy cơ về thời tiết, đặc biệt là mưa, bão. Ngoài ra còn giúp người nuôi chủ động điều hòa nhiệt độ, cả mùa nóng và mùa lạnh, từ đó, đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Đến nay, ông Vũ duy trì được 600 đàn ong Dú, mỗi năm thu được 150 – 200 lít mật ong và lượng lớn phấn hoa, sáp ong. Với giá bán 1,5 triệu đồng/lít mật, ong giống 2,5 triệu/đàn và các sản phẩm khác, trừ chi phí mỗi năm, thu nhập từ ong Dú đạt 300 – 350 triệu đồng.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa

Mật ong, húng chanh chữa ho hiệu quả

Bài thuốc chữa ho hiệu quả cho bé với lá húng chanh và mật ong

Cứ mỗi khi lạnh về chúng ta rất dễ bị ho, bị viêm họng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài dùng thuốc tây, các mẹ thường tìm hiểu các bài thuốc nam như chanh đào mật ong, hấp lá hẹ mật ong hay quất hấp mật ong để chữa ho cho bé.

Tuy nhiên ít ai biết về bài thuốc chữa ho, viêm họng, khàn tiếng với lá húng chanh. Vị thuốc chữa ho thông dụng được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Húng chanh hay còn gọi là tần dày lá là loại rau dễ trồng, có vị chua nhẹ, tính ấm…

Cây húng chanh (tần dày lá) là thảo dược quý, rất dễ trồng.

Theo các nhà khoa học phân tích trong cây húng chanh có chứa thành phần chủ yếu là carvacrol. Chất này có tác dụng gây ức chế mạnh lên các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ hãy cùng Mật Ong Tây Nguyên đi tìm hiểu cách dùng lá húng chanh chữa ho hiệu quả cho em bé nhà mình nhé.

1. Bài thuốc dùng lá húng chanh để chữa ho khan, ho có đờm thông thường.
Các mẹ dùng khoảng 10 lá húng chanh + 3 quả quất xanh, đem rửa sạch sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng ít nước lọc. Tiếp theo, đem lọc qua rây để lấy phần nước cốt. Cuối cùng thêm ít đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy 20 phút.

Cách chữa ho với lá húng chanh đường phèn này có thể áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Ngày cho bé uống 2 đến 3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cafe nhé.

Có thể dùng lá húng chanh hấp đường phèn hoặc mật ong để chữa ho.


2. Chữa ho hiệu quả với lá húng chanh và mật ong.
Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Sử dụng mật ong nguyên chất hàng ngày giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện tiêu hoá. Ngoài ra, nó cũng được xem là vị thuốc được dùng để chữa ho rất hiệu quả.

Tuy nhiên, mật ong được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bởi vì, hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Thế nhưng, húng chanh và mật ong lại là nguyên liệu chính của bài thuốc chữa ho tuyệt vời cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi và cả người lớn.


Bài thuốc chữa ho an toàn, hiệu quả với lá húng chanh hấp mật ong.

Chỉ cần dùng 5 lá húng chanh giã nát trong chiếc bát nhỏ, hoà cùng 3 thìa cafe mật ong. Tiếp theo, trộn đều rồi hấp cách thuỷ khoảng 10 phút là có bài thuốc chữa ho hiệu quả. Mỗi ngày uống khoảng 2 lần để bài thuốc phát huy hiệu quả nhất nhé.

Lưu ý: Quanh ta luôn có những vị thuốc nam giúp chữa bệnh rất tốt. Cây húng chanh cũng là loại thảo dược được ông cha sử dụng để chữa ho từ lâu đời. Vừa giúp chữa bệnh, an toàn cho sức khoẻ và không làm ảnh hưởng tới sức đề kháng như thuốc tây, kháng sinh – húng chanh đúng là thảo dược quý giá.

Dù cho bài thuốc chữa ho với lá húng chanh và mật ong có thực sự tốt. Thế nhưng cha mẹ cũng nên theo dõi chuyển biến bệnh của trẻ. Nếu tình trạng không thay đổi nên đưa trẻ tới bác sĩ để điều trị.

Hi vọng, với những chia sẻ trên đây các bậc cha mẹ đã biết thêm cho mình bài thuốc chữa ho an toàn, hiệu quả nữa cho bé từ lá húng chanh.

Nuôi ong theo thời vụ

Kinh nghiệm quản lý và nuôi ong theo thời vụ

Nuôi ong là nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Các sản phẩm từ ong như mật, sáp… có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Ngoài ra ong còn giúp thụ phấn cho một số loài cây trồng.
Nuôi ong không tốn nhiều diện tích, vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực lao động. Nuôi ong là nguồn tăng thu nhập lớn cho người nông dân. Mật ong có giá bình quân từ 80.000 – 90.000 đồng/kg.

Nhưng do kỹ thuật nuôi và quản lý đàn ong còn nhiều hạn chế nên năng suất mật còn thấp. Nếu quản lý tốt đàn ong theo mùa vụ có thể tăng năng suất mật lên 2-3 lấn. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm quản lý đàn ong theo mùa vụ của các hộ đã nuôi ong trong nhiều năm, đạt hiệu quả kinh tế cao:

1. Đối với vụ xuân hè( tính từ 20/2- 15/6)
Thời điểm này trong tự nhiên có nhiều nguồn hoa dồi dào và phong phú (cam, xoài ,vải, nhãn, các loài hoa rừng…). Thời tiết thường có mưa phùn và mưa kéo dài ảnh hưởng đến hoa và quá trình thu phấn của ong.

Quản lý đàn ong: Đầu vụ cần có biện pháp chống rét cho ong, đặt ổ cần tránh hướng gió đông bắc. Dùng bao tải hoặc rơm rạ ủ ấm cho tổ ong. Trong thời gian này cần cho ong ăn thêm kháng sinh để phòng bệnh (nhất là bệnh thối ấu trùng). Cuối tháng 4 cần tạo chúa để thay thế chúa đã già hay chia đàn. Cần tận dụng mũ chúa tự nhiên, nhất là mũ chúa của đàn ong khỏe.

Khôi phục đàn ong đầu vụ: Chuyển ong đến vùng có nhiều hoa, bỏ bớt cầu xấu thay thế cầu mới để kích thích ong chúa đẻ khỏe. Cắt gốc bánh tổ, sửa bánh tổ để ong có điều kiện cơi nới thêm. Đầu vụ do mật hoa chưa nhiều nên có thể cho ong ăn thêm đường theo tỷ lệ 1: 1 (1kg đường pha trong 1 lít nước), cho ong ăn làm nhiều lần nhưng số lượng mỗi lần ăn ít để kích thích đần ong xây tầng và kích thích ong chúa đẻ.

Phòng chống ong chia đàn tự nhiên: Cần cho ong xây tầng kịp thời để ong non mới vũ hóa có đủ việc làm, thay chúa già bằng chúa trẻ. Đặt tổ ong nơi râm mát, chuyển ong từ thùng hẹp sang thùng rộng hơn, đổi cầu nhộng của đàn ong khỏe thay thế cầu của đàn ong yếu để có chỗ cho ong chúa đẻ, diệt bớt ong đực, dùng kim châm vào mũ chúa hoặc vặt bỏ mũ chúa. Sau vụ hoa, cần chủ động động chia đàn để chuẩn bị đàn ong cho vụ mật sau.


2.Vụ hè thu ( tính từ 16/6 – 20/8)
Thời điểm này nhiệt độ cao nhất trong năm, mưa nhiều ảnh hưởng không tốt tới đàn ong. Ngoài ra còn có các loại dịch hại như chuồn chuồn, ong rừng quấy phá. Ví vậy đàn ong trong vụ hè thu chỉ cần duy trì ở mức độ tồn tại để có nguồn ong cho vụ sau.

Quản lý đàn ong: Chống nóng, che mưa cho tổ ong, đặt tổ ong dưới bóng cây râm mát có che phủ phía trên. Để đề phòng ong rừng phá hoại cần thu hẹp cửa tổ, nơi ra vào của ong, trát kín các khe hở quanh thùng ong. Bỏ bớt cầu cũ, cầu bị nhiễm bệnh để tăng khả năng chống chịu của ong, rút cầu nhộng già, nhập đàn ong yếu không có khả năng tự duy trì vào đàn ong khác. Sau 2-3 tuần kiểm tra một lần nếu thấy lỗ tổ chỉ có 1/3 mật thì cho ong ăn bổ sung thêm đường theo tỷ lệ 1,5 : 1 (1,5 kg đường hòa trong 1 lít nước), cho ong ăn đến khi thấy lỗ mật được vít nắp thì dừng. Vào vụ hoa phải quay riêng mật đường để cho ong ăn. Thời kỳ này cần bổ sung thêm đạm như sử dụng phấn hoa dự trữ đổ vào máng đặt trong thùng ong cho ong ăn trực tiếp hoặc trộn 100 gam phấn hoa với nước đường thành bột sệt phết vào cầu cũ cho mỗi lần ăn của đàn ong.

Bổ sung muối khoáng: Hòa 7- 8gam muối ăn/1 lít nước đổ vào máng ở ngăn thùng cho ong ăn.
Lưu ý cho ong ăn vào chiều tối, khi cho ăn không được làm rơi vãi, sáng hôm sau kiểm tra nếu thức ăn còn thừa phải cất đi, nếu cho ong ăn lại phải được đun sôi để nguội mới được cho ăn.

3.Vụ thu đông ( tính từ 25/8 – 20/11)
Đây là thời điểm thời tiết thuận lợi nhất trong năm, ít mưa, nhiệt độ vừa phải nhưng cần chú ý thời tiết khô hanh. Vụ này nguồn thức ăn của ong khá phong phú gồm nguồn mật hoa như táo, bạc hà… và nguồn phấn hoa như ngô, phấn của hạt lúa thời kỳ phơi mầu…

Quản lý đàn ong: Cho ong ăn bổ xung để kích thích đàn ong đẻ và xây thêm cầu mới mặc dù nguồn hoa đã dồi dào. Tạo chúa vào cuối tháng 10- đầu tháng 11 chuẩn bị cho ong qua đông và thay chúa già.

Chống khô hanh cho đàn ong: Từ tháng 10 – tháng11 thường xuất hiện các đợt khô hanh nên ong thường bốc bay. Do đó khi trời hanh khô cần dùng nước nước phun quanh thùng ong, dùng giẻ thấm nước để cạnh ván ngăn, trát kín thùng ong tránh thoát hơi nước.

4. Vụ đông xuân ( tính từ 21/11 – 15/2)
Thời điểm này nhiệt độ thấp nhất trong năm, nguồn mật hoa ít.Ví vậy biện pháp quản lý đàn ong phải cần chú ý những vấn đề như: Không đặt tổ ong quay về hướng đông bắc, nên đặt tổ ong nơi khuất gió, hạ thấp chân thùng, tăng cường giữ ấm cho đàn ong bằng cách dùng rơm rạ phủ trên thùng ong, cho ong ăn thêm, vít bớt cửa tổ và giảm bớt số lần kiểm tra đàn ong. đặc biệt cần cung cấp đủ thức ăn cho đàn ong khỏe mạnh để chúng tăng khả năng chống rét.

5 Loài Ong Mật Chính Ở Việt Nam

1. Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis Cerana)

Các loài ong này đã được nuôi ở các nước châu Á từ hàng nghìn năm. Chúng phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Ong Apis Cerana khác nhau nhiều về kích thước cơ thể, lỗ tổ, lượng mật dự trữ và một số đặc tính khác.

Ong Apis Cerana luôn xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông góc với mặt đất, tổ của chúng được xây ở những nơi kín đáo như trong hốc cây, hốc đá… Vì đặc điểm này mà người châu Á nuôi ong trong các hốc tường, đõ, hộp vuông rỗng.


Ong nội địa hay ong Châu Á (Apis Cerana)

Ở Việt Nam, ong Châu Á cũng đã được người dân nuôi từ hàng nghìn năm nay, chủ yếu là nuôi trong các đõ ong. Cũng như một số nước trên thế giới, đến nay ở nước ta đã chuyển loài ong này sang nuôi trong thùng có cầu di động, do đó mà năng suất mật tăng lên đáng kể. Hiện tại Việt Nam có khoảng 180.000 đàn ong nội địa trong đó có hơn 50% tổng số đàn được nuôi trong các thùng hiện đại. Năng suất mật đạt trung bình khoảng từ 10 – 15 kg/ đàn/ năm.

2. Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)

Ong mật Châu Âu – Apis Mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm, chúng có tới 24 phân loài. Loài ong này được nuôi rộng rãi ở khắp các châu lục.

Ong ngoại xây tổ giống như ong nội địa Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số lượng ong đông nên tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này khá hiền.


Ong Châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)

Vào đầu những năm 1960 Việt Nam đã nhập 200 đàn ong Ý (Apis Mellifera Lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Sau gần nửa thế kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng…) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm.

Hiện giờ nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.

Tuy vậy nuôi ong Ý đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao, đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.

3. Ong ruồi (Apis Florea)

Còn gọi là Ong Hoa. Loài ong này có kích thước nhỏ nhất trong các giống Apis, chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp ở châu Á. Ong chúa dài khoảng 13mm, ong thợ 7-8 mm, ong đực 13mm, vòi hút của ong thợ dài 3,44mm.

Ở nước ta ong Apis Florea có hai phân loài là ong ruồi bụng đỏ và ong ruồi bụng đen.


Ong ruồi (Apis Florea)

Ong ruồi bụng đỏ (Apis florea): Loại ong này xây một bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ ra ngoài không khí, phía trên phần chứa mật phình ra bám vào cành cây, còn phần dưới là lỗ ấu trùng rủ xuống. Bánh tổ được quấn phủ bằng 3-4 lớp ong thợ. Vào mùa chia đàn sẽ có lô tổ ong đực và vài mũ chúa ở phía dưới. Ong ruồi bụng đỏ có thể chia ra thành vài đàn từ một đàn đông. Chúng rất dễ bốc bay khi gặp thời tiết không thuận lợi, thiếu thức ăn và gặp kẻ thù nguy hiểm.

Lượng mật dự trữ của loài ong này ít hơn các loài ong khác, khoảng từ 0,7 – l,2kg mật nên ít có giá trị kinh tế.

Ở một số nơi người ta khai thác mật ong Apis Florea bằng cách cắt riêng phần mật để lấy, còn phần nhộng và ấu trùng buộc trả lại đàn ong. Như vậy có thể thu hoạch mật 2 – 3 lần từ 1 tổ.

Ong ruồi bụng đỏ có nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Nam.

Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis): Loại ong này có đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và phân bố tương tự ong ruồi bụng đỏ, nhưng kích thước cơ thể của chúng nhỏ hơn một chút, phần lưng bụng có màu đen, trong khi ong Apis Florea có màu hung đỏ. Ong ruồi bụng đen dữ hơn ong ruồi bụng đỏ.

Lượng mật dự trữ của ong ruồi bụng đen không đáng kể, nên giá trị kinh tế của ong này là rất thấp, ít được người nuôi quan tâm.


Ong ruồi bụng đen (Apis Andreniformis)

4. Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)

Còn có tên gọi là ong mật khổng lồ Đông Nam Á vì chúng có kích thước lớn nhất trong các giống ong mật. Ong thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa dài hơn ong thợ một chút. Bụng ong thợ có màu nâu vàng, chiều dài vòi hút là 6,68mm.

Ong Khoái xây 1 bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc dưới các vách đá. Kích thước bánh tổ khá lớn, dài khoảng 0,5 – 2m, rộng 0,5 – 0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn, chứa ấu trùng và nhộng. Lỗ ong đực không nằm ở vùng giống như ong Apis Cerana mà nằm rải rác xen lẫn lỗ ong thợ. Bên ngoài bánh tổ có các lớp ong thợ bám vào, chúng có thể tự điều hoà nhiệt độ dao động 27 – 37 độ C. Ong Khoái lấy mật rất chăm chỉ, dự trù mật bình quân là 5kg/đàn.


Ong Khoái hay ong gác kèo (Apis Dorsata)

Mùa chia đàn của ong Apis Dorsata trùng với mùa chia đàn của ong nội Apis Cerana, trước mùa chia đàn chúng xây 300 – 400 lỗ ong đực và 5 – 10 mũ chúa ở dưới bánh tồ. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của ong thợ là 16 – 20 ngày, ong chúa 13 – 13,5 ngày, ong đực 20 – 23,5 ngày. Từ một đàn có thể chúng tự chia ra vài đàn bay đi.

Ong Khoái vô cùng hung dữ và chúng có bản năng bảo vệ tổ rất tốt, có tới 80 – 90% ong thợ đậu ở ngoài bảo vệ. Khi bị kẻ thù tấn công, chúng bay ra hàng trăm con cùng lúc để lao vào kẻ thù và đuổi kẻ thù xa vài trăm mét.

Ở Việt Nam, Ong Khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, và nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, nơi có rừng tràm ngập nước.

Khai thác mật Ong Khoái là việc rất khó vì chúng vô cùng hung dữ. Người ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Người dân ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác ong Apis Dorsata rất độc đáo, có một không hai trên thế giới. Đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật, bình quân mỗi người gác từ 50 – 60 kèo, thu được 250kg mật/năm.

Ở tỉnh Hoà Bình, Sơn La người ta thấy một loại ong có cấu tạo và tập tính giống ong Khoái, đó là Ong Đá (Apis Laboriosa). Chúng xây tổ trên các vách đá. Kích thước cơ thể của Ong Đá to hơn Ong Khoái, phần lưng bụng ong thợ có màu đen và sọc trắng.

5. Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)

Ngoài các loài ong mật Apis, ở Việt Nam còn có một số loài ong làm mật. Đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi kẻ thù để tấn công.


Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)

Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis. Cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.

Ở nước ta, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Năng suất mật của loài này không cao nhưng mật của nó rất quý.

Tác dụng của sữa ong chúa

Tại Sao Bạn Nên Uống Sữa Ong Chúa Tươi

Với những thành phần vô cùng phức tạp có thể thấy sữa ong chúa giàu chất dinh dưỡng đến mức như thế nào rồi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết đến sữa ong chúa có những công dụng như thế nào, hãy cùng điểm qua một số công dụng sau đây nhé!

Tăng cường sức khỏe là một trong những điểm sáng không thể bỏ qua của sữa ong chúa bởi vì bản thân nó đãng mang trong mình rất nhiều thành phần dinh dưỡng nhất là chứa đủ các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu hơn thế nữa nó còn bổ sung thêm cả chất đạm cùng với rất nhiều axit amin thế nên chúng ta không thể phủ nhận được sự hiệu quả của sữa ong chúa cho người sử dụng chúng từ việc cải thiện sức khỏe bạn thân cho đến việc phục hồi làn da giúp cho bạn trở nên tươi tắn hơn.


Sữa ong chúa giúp giảm thiểu các vấn đề về tim mạch
Công dụng tiếp theo không thể không kể đến đó chính là làm giảm cholesterol xấu, bạn biết không các chuyên gia, bác sĩ tim mạch thường khuyên các bệnh nhân và mọi người sử dụng sữa ong chúa như là một loại sản phẩm dùng để loại bỏ những cholesterol gây hại đến sức khỏe đó. Thế nên khi lượng cholesterol gây hại được giảm tải thì nó sẽ làm giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như là ngăn được những cơn đột quỵ, đau tim, … đấy!

Hỗ trợ người bị huyết áp cao
Sữa ong chúa còn có thể giúp người sử dụng ổn định được huyết áp. Đối với những người bị huyết áp cao thì đây quả là một trong những thực phẩm chức năng tuyệt vời dành cho đối tượng kể trên đấy bởi lẽ trong sữa ong chúa có chứa protein hydrolysate cùng với kali khiến cho thành mạch chủ được kéo dãn ra giúp cho lượng máu lưu thông tốt hơn, giảm được tối đa áp lực lên thành mạch chủ và khiến cho cơ thể người sử dụng được ổn định ở mức huyết áp cân đối.

Sự thật về việc tác dụng của sữa ong chúa đối bệnh ung thư
Sữa ong chúa giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bởi vì bên trong sữa ong chúa mang trong mình một nguồn kháng viêm cùng với kháng sinh đáng kể và rất là mạnh thế nên nó giúp cho người sử dụng được tăng thêm sức đề kháng khác làm giảm đi các tác nhân dễ dẫn đến bệnh ung thư cùng với việc chống lại quá trình oxy hóa làm chậm quá trình oxy hóa làm ức chế hoạt động từ bisphenol A bên ngoài môi trường đó, vì thế mà có thể dễ dàng phòng chống được bệnh ung thư một cách hiệu quả nhất đấy! Vì nó có chứa các thành phần kháng viêm thế nên nó hoàn toàn có thể được sử dụng trong những trường hợp có người bị viêm nhiễm gì đó và chắc chắn rằng kết quả sẽ khiến bạn hài lòng đấy. Cụ thể hơn là bản thân con ong chúa có sức sống mãnh liệt lên đến 5 đến 7 năm trong khi đó những chú ong thợ miệt mài nuôi dưỡng ong chúa thì lại chỉ có được đời sống tối đa là 8 tuần mà thôi thế nên chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ được sữa ong chúa chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đến mức nào, sức miễn dịch khủng khiếp đến mức nào.

Sữa ong chúa giúp tránh khỏi nguy cơ bị loãng xương
Hơn thế nữa, sữa ong chúa còn chứa hơn 20 loại axit amin khác nhau tham gia vào quá trình tái tạo tế bào xương giúp cho bạn khỏi nguy cơ loãng xương nhất là nó còn chứa một hàm lượng canxi khá là cao mà còn dễ dàng hấp thụ nữa chứ, vì có canxi nên khi dùng cho lứa tuổi đang trong giai đoạn dậy thì thì có thể cải thiện được chiều cao một cách rõ rết đấy. Không chỉ có vậy, sữa ong chúa còn làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể dẫn đến việc tiêu hóa dễ dàng hơn và bạn sẽ không bị mắc phải các nguy cơ béo phì đâu hay nói cách khác là nó còn có công dụng là giảm cân rất là an toàn đấy.

Là một thực phẩm chức năng hỗ trợ sinh lỹ nam nữ
Bản thân sữa ong chúa chứa một hàm lượng protein royalacin khá dồi dào giúp cho việc tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ đấy, nhìn chung sử dụng sữa ong chúa trong một khoảng thời gian nhất định có thể giúp những người bị rối loạn kinh nguyệt điều hòa lại kinh nguyệt của mình một cách ổn định, đối với những bạn nam mắc các vấn đề về sinh lý thì nó có thể cải thiện được nội tiết tố cùng với chất lượng và đời sống của tinh trùng, giúp cho việc sinh sản trở nên có khả năng hơn đối với những cặp điều trị hiến muộn. Hay nói cách khác là nó làm tăng khả năng thụ thai cho cả nam và nữ.


Và còn giúp bạn có một làn da đẹp hơn
Bạn có biết không sữa ong chúa còn giúp cho bạn có một làn da hoàn mỹ đấy, với việc kết hợp với các nguyên liệu khác bạn có thể đẩy nhanh khả năng điều trị các bệnh về da như nám da, sạm da, bị mụn, quầng thâm mắt, viêm da do nội tiết tố dẫn đến mụn, … Nói chung là nó có thể phục hồi da không những thế nó còn có khả năng chống lão hóa sớm cho bạn nữa cơ thế nên ta không thể phủ nhận được mức độ quan trọng của sản phẩm sữa ong chúa này! Còn phục hồi được tóc và cải thiện da đầu nữa.

Sữa ong chúa là một sản phẩm được sử dụng nhằm vào những mục đích tăng cường sức khỏe, ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm cân nhờ vào công dụng tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa loãng xương, … Còn rất là nhiều tác dụng khác của sữa ong chúa nữa. Có nhiều bạn chưa biết đến sản phẩm sữa ong chúa vì thế bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp phần nào các thắc mắc cơ bản như là sữa ong chúa là gì? có công dụng như thế nào?

Sữa ong chúa là hỗn hợp được tiết ra từ trong hàm của những chú ong thợ để nuôi dưỡng con ong chúa thông thường thì người ta sử dụng con ong thợ khoảng 7 ngày tuổi để lấy sữa ong chúa.

Cụ thể hơn là trong một mức nhiệt độ ngoài trời bình thường thì nó sẽ được cô đặc và tồn tại dưới dạng đông đặc và có màu vàng nhạt. Nó có thành phần hóa học rất phức tạp, nhìn chung chúng ta có thể điểm đến những thành phần dinh dưỡng có trong sữa ong chúa như sau: chất đạm ( protein ), chất béo ( lipit ), các axit béo như là 10 – DHA, vitamin ( có thể kể đến B1, B2, B3, B5, B6, C, A, E, D, … còn rất nhiều nữa ), ngoài ra nó còn hàm chứa các khoáng chất thiên nhiên như là sắt, canxi, kali, kẽm, liti, …


Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa vào mục đích làm đẹp
Chắc hẳn nhiều bạn đang phân vân không biết sử dụng sao cho hiệu quả, sữa ong chúa cũng không nên uống quá nhiều một lúc, bạn biết đấy cái gì quá cũng không tốt đâu. Sau đây là một số những hướng dẫn dành cho những bạn sử dụng sữa ong chúa vào mục đích làm đẹp nhé!

Với những bạn muốn cải thiện làn da của mình giúp nó trở nên tươi trẻ hơn thì hãy uống mỗi ngày một ly nước được pha từ 5g đến 10g tùy bạn với một chút mật ong tự nhiên rồi pha chung với nước ấm là được. Chỉ sau khoảng 40 ngày sử dụng thôi bnaj sẽ thấy làn da của mình được cải thiện một cách đáng kể đấy, sự phục hồi da nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người nữa, thế nên khoảng thời gian có thể sớm hơn 40 ngày hay sau đó một thời gian mới thấy được hiệu quả cũng là điều chẳng mấy lạ lẫm.

Sử dụng để dưỡng da mặt thì bạn hãy làm theo cách sau: Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ sữa ong chúa rồi thoa đều lên mặt một lớp mỏng sau khi rửa mặt sạch sẽ và lau khô rồi nhé như thế thì hiệu quả sẽ cao hơn, sau đấy bạn nhẹ nhàng thoa và mát xa từ từ, nhẹ nhàng từ trong ra ngoài từ dưới lên trên hoặc mát xa theo hình vòng tròn để làm tăng độ thẩm thấu của sữa ong chúa vào trong da mặt mình. Sau khoảng 30 phút là bạn đã có thể rửa mặt với nước ấm được rồi. Sau một khoảng thời gian tương đối thì bạn sẽ cảm thấy da mặt mịn màng hơn, mụn cám và mụn bọc gì đó cũng không cánh mà bay đấy, duy trì sử dụng lâu dài còn cải thiện tình hình da rất nhiều.

Bạn có thể sử dụng khoảng 50mg ( sử dụng cân tiểu ly để đo lường ) sữa ong chúa pha cùng một thìa cà phê mật ong sau đó hòa trộn hỗn hợp đó lại với nhau và xoa nhẹ lên mặt, mát xa nhẹ nhàng theo trình tự từ trong ra ngoài từ dưới lên trên hoặc mát xa theo hình vòng tròn để làm tăng độ thẩm thấu của sữa ong chúa vào trong da mặt rồi cứ để thế qua đêm là được, rồi sáng dậy rửa mặt lại với nước ấm. Liên tục trong 7 ngày và tiếp theo đó 7 ngày sau ngưng không dùng rồi sau đó 7 ngày lại dùng tiếp cứ thế tuần sử dụng tuần không cách nhau đều đặn.

Khi Nào Không Nên Uống Sữa Ong Chúa
Tuy nó mang rất nhiều lợi ích thế nhưng không phải ai cũng có thể không bị dị ứng đối với bất cứ một thành phần nào hay những tác dụng nào làm phản lại một số bệnh nào đó khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Cụ thể là nếu như bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì bạn không nên sử dụng sữa ong chúa: Người bị mắc bệnh hen suyễn, người mắc bệnh dị ứng với lại phấn của nhụy hoa, người bị huyết áp thấp vì nó có thể làm tụt huyết áp hơn nữa nó chỉ có hiệu quả cho những trường hợp bị huyết áp cao mà thôi, ung thư vú, người bị tiêu chảy hay dân gian thường gọi là bị tào tháo rượt, phụ nữ đang mang thai bởi vì sữa ong chúa làm cho tử cung co thắt khiến cho sự phát triển của thai nhi không được tốt và khiến cho sức khỏe của thai nhi ảnh hưởng, người đang bị sốt.


Đó là một số thông tin bổ ích dành cho những bạn chưa biết nhiều về sữa ong chúa, hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã nắm được các công dụng của sữa ong chúa cũng như là những đối tượng nào không được sử dụng sữa ong chúa hàng ngày thế nên bạn cần phải lưu ý kỹ càng xem mình có bị rơi vào một trong các trường hợp chống chỉ định nào hay không? để có thể sử dụng sữa ong chúa một cách hiệu quả và tránh được các rủi ro không mong muốn nhé!

Một số loài ong

Bạn có biết chỉ riêng loài ong cũng có một bộ 'bách khoa toàn thư' hài hước thế này không?
Ong bầu
Anh chàng này là một fan trung thành với gỗ, đặc biệt là gỗ đang bị phong hóa như hàng rào, cổng vòm. Đây là nơi thích hợp để chúng làm tổ.

Ong bầu hầu như không sống thành bầy đàn mà chỉ thích sống riêng lẻ hoặc thành nhóm nhỏ. Loài ong này vô hại, đặc biệt là giống đực không hề có ngòi chích. Ong bầu cấu tạo miệng ngắn nên chúng thích hợp trong việc thụ phấn hoa cạn mà hiếm khi được thụ phấn bởi các loại côn trùng khác.

Ong mật
Đây là loài ong mà sách giáo khoa hoặc trong những câu truyện cổ tích thường hay nhắc đến. Chúng đã được thuần hóa và được sử dụng trong việc sản xuất mật ong và thụ phấn cây trồng trong nhiều thế kỷ.

Ong mật là một người bạn thân thiện đối với con người, tuy nhiên, nếu bạn vô tình tìm thấy một tổ ong đâu đó trong nhà thì đây chính là cơn ác mộng. Bạn đừng nên liều lĩnh chạm tới "vùng cấm địa" ấy nếu không muốn phải nằm viện trong vài ngày tới. Hãy để mặc chúng ở đó và gọi ngay đội cứu hộ nhé!

Ong nghệ
Đây chính là những người bạn lông lá mũm mĩm của thế giới loài ong. Ong nghệ là một sinh vật sống theo bầy đàn và chúng chỉ tuân lệnh ong chúa. Loài ong này được mọi người gọi bằng cái tên đáng yêu là "những chú gấu trúc biết bay". Đúng như cái tên gọi ấy, ong nghệ rất hiền và chúng chỉ tấn công bạn khi có dấu hiệu bị đe dọa.

Số lượng ong nghệ hiện đã giảm mạnh ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Ruồi ăn rệp
Ruồi ăn rệp có hình dáng khá giống với ong và tò vò nhưng chúng không có ngòi chích như hai loại trên. Chúng sở hữu một bộ cánh ngụy trang khá kín giúp tránh những con vật săn mồi khác.

Dù sống dưới thân phận là một "cosplayer", nhiệm vụ chính của ruồi ăn rệp vẫn là thụ phấn hoa.

Ong bắp cày (Cấy giấy)
Những chàng trai xấu tính này là kiến trúc sư đứng đằng sau những tổ ong màu xám (hoặc màu nâu) mà trông giống như một chùm kẹo bông.

Không giống như chị em của chúng, loài ong bắp cày thường là loài không hung hăng và sẽ chỉ tấn công nếu bị khiêu khích, đặc biệt là khi bảo vệ tổ của chúng. Cấy giấy thực sự được coi là một loài thiên địch trong việc kiểm soát sinh học khi chúng thụ phấn và ăn sâu hại trong vườn và ở cánh đồng.

Ong taxi

Dù được coi là một trong những loài ong hung hăng nhất nhưng ong taxi lại đóng vai trò quan trọng trong việc ăn động vật gây hại mùa màng và thụ phấn cho thực vật. Đây là loài ong có ích trong nông nghiệp.

Tò vò giết ve sầu
Đây là loài tò vò kích thước lớn và thích đời sống đơn độc. Mặc dù khoác trên người một "bộ giáp" khá dữ tợn nhưng chúng chỉ tấn công các loài ve sầu gây hại cho mùa màng, ngoài ra chúng khá trầm tính.

Tò vò giết giúp kiểm soát số lượng ve sầu và bảo vệ những loài cây bị ve sầu tàn phá. Chúng làm việc như một nhà sinh thái học thực thụ.

Ong bùn

Ong bùn còn được gọi là ong đất vì chúng thường làm tổ dưới lòng đất. Thức ăn chính của ong bùn là các loài nhền nhện khác nhau. Thỉnh thoảng, những con nhện "bị bắt" làm bảo vệ để trông nom nhà hộ chúng.